Là một runner với mong muốn liên tục phá vỡ kỉ lục cá nhân của bản thân, “đụng tường” khi thi đấu (hit the wall-HTW) có lẽ là một trải nghiệm không ai muốn nghĩ tới. Bạn gần như kiệt sức, không nhấc nổi chân, và trong trường hợp tệ hơn nữa chúng ta có thể bất tỉnh đột xuất và không biết gì. Một khi đã đụng tường, hầu hết chúng ta thường nghĩ kết quả sẽ chắc chắn “toang”.

Tuy nhiên, một nhiên cứu gần đây bởi Barry Smyth cho thấy thực tế kết quả thi đấu marathon trong những trường hợp đụng tường có thể không (quá) tệ như ta vẫn mường tượng. Dự án của Smyth phân tích 4.1 triệu kết quả marathon từ 2.7 triệu runner trong giai đoạn 2005-2019. Bên cạnh kết quả chung cuộc, nhóm nghiên cứu cũng thu thập thời gian của mỗi 5km để có thể phân tích chính xác ảnh hưởng của bức tường mà bạn không may va phải khi thi đấu. Smyth tập trung vào sự khác biệt giữa nam và nữ, cũng như giai đoạn nào của quá trình thi đấu mà chúng ta thường gặp phải đụng tường. Để thiết lập một hệ quy chiếu cho nghiên cứu, Smyth định nghĩa runner đụng tường khi thành tích 5km ở nửa sau chậm hơn 20% so với 5km ở nửa đầu. Dưới đây là tóm tắt thời gian hoàn thành marathon ở các giải marathon lớn cũng như tỉ lệ đụng tường ở các giải này:

Thời Gian Hoàn Thành Marathon% Runner đụng tường
Eindhoven3:52:1829.47
Boston3:59:3629.81
Berlin4:13:4222.25
NYC4:32:3034.62
London4:36:3037.72
Chicago4:37:4839.05
Tokyo4:53:0646.95
Singapore5:48:5478.36

Nam dễ đụng tường hơn nữ

28% runner nam đụng tường từ dữ liệu thu thập được, trong khi đó tỉ lệ đụng tường của nữ là 17%. Tuy runner nữ thường đụng tường sớm hơn nam (mốc 29.3km so với 29.6km), khoảng cách đụng tường của nữ ngắn hơn nam (9.6km so với 10.7km). Điều này cho thấy nữ hồi phục sau giai đoạn đụng tường nhanh hơn nam.

Theo dữ liệu của Smyth, nam thường mất khoảng 31.5 phút khi đụng tường so với 33.2 phút của nữ. Tuy nhiên, so với khi sung sức runner nam thường tụt lại chậm hơn so với nữ khi pace nam giảm 40% trong khi nữ giảm 37%. Những runner đụng tường có thành tích trung bình là 4:37 (nam) và 5:07 (nữ)

How to Avoid and Push Past "The Wall" | ACTIVE
Runner nam có tỉ lệ HTW cao hơn cũng như lâu hồi phục hơn nữ

Đụng tường thường xảy ra khi nào?

Cả nam và nữ thường có xu hướng đụng tường vào giai đoạn 3 năm trước khi lập được kỉ lục cá nhân (PR). Đây là quãng thời gian mà hầu hết runner đang tiến bộ tốt và thi đấu rất “hăng” nhưng cũng từ đó mà thiếu đi kinh nghiệm quản lí nỗ lực sao cho hiệu quả. 40% nam đụng tường trong giai đoạn này, trong khi chỉ số của nữ là 28% theo nghiên cứu của Smyth.

Ngược lại, nguy cơ đụng tường thường thấp hơn ở giai đoạn 4-9 năm trước khi lập PR (26% nam và 165 nữ)  cũng như 3 năm sau PR (32% nam và 21% nữ). Smyth phỏng đoán lí do có thể vì runner có xu hướng thư giãn hơn sau khi lập được PR.

Runner nhanh thường chịu ảnh hưởng thể chất nặng hơn runner chậm. Lí do là vì PR của những runner thường rất tốt, và cố gắng phá vỡ PR đòi hỏi VĐV cần bung sức nhiều hơn, dẫn đến nguy cơ đụng tường và hậu quả cũng nặng nề hơn. Ngược lại, những runner chậm thường chạy với pace bảo thủ hơn, từ đó cũng ít thiệt thòi hơn khi đụng tường.

Kết: hãy làm tốt những bài học vỡ lòng

Với khối lượng dữ liệu khổng lồ từ nghiên cứu, Smyth kết luận nguyên nhân đụng tường chỉ quanh quẩn ở vài yếu tố rất căn bản: tập luyện chưa đủ, pacing sai và nạp năng lượng không hiệu quả. Việc sử dụng một số công cụ hỗ trợ trong tập luyện và thi đấu như Stryd cũng giúp chúng ta dàn trải sức tốt hơn, pacing chuẩn hơn và giảm thiểu rủi ro đụng tường khi thi đấu (đọc thêm bài Stryd và những con dốc để hiểu thêm về cách dàn trải sức ở những race có điều kiện thi đấu khó khăn, nhiều dốc như đảo Lý Sơn)

“Runner và HLV hoàn toàn có thể tránh đụnh tường bằng cách đưa ra những quyết định sáng suốt hơn đối với những yếu tố căn bản này khi tập luyện và thi đấu”, Smyth cho biết. Một khi chúng ta làm tốt các kiến thức vỡ lòng, việc lập PR chỉ còn là vấn đề thời gian.

Đọc thêm: Phá sập tường (tác giả: Bruce Vũ)

BÌNH LUẬN

Hãy nhập bình luận của bạn
Điền tên của bạn