Nếu bạn bơi sải không được quá 20m mà đã cảm thấy ngộp, không thở được thì bài viết này có thể cho bạn câu trả lời.
Ngộp thở ?
Nhiều người mới tập bơi có thói quen nín thở dưới nước, vả chỉ kịp “hớp” một ngụm không khí khi nẩng mặt lên thở. Đây là một sai lầm mà nhiều người mới tập bơi gặp phải, và điều đó ngăn cản bạn bơi được dài hơn.
Nhiều người nghĩ, việc nín thở dưới nước sẽ giúp cơ thể nổi hơn, tạo điều kiện bơi dễ hơn. Tuy nhiên, theo Paul Newsome – HLV trưởng của Swimsmooth, việc này chỉ khiến ngực bạn nổi nhưng chân lại chìm, và cuối cùng là bạn vẫn chìm. Không những vậy, việc nín thở còn làm bạn cảm thấy khó chịu, bức bối và bị “ngộp thở”. Thực tế, không phải do sự thiếu oxy khiến bạn cảm thấy mệt mỏi khi bơi, mà là do sự tích tụ khí CO2.
Clip dưới đây sẽ cho bạn thấy thở sai ở dưới nước: người bơi sau khi lấy không khí, nhịn thở và chỉ thở ra khi chuẩn bị ngẩng lên thở tiếp. Điều này sẽ khiến bạn mệt mỏi, khó chịu.
Thở dưới nước sao cho đúng
Thay vì nín thở, điều bạn cần làm khi ở dưới nước là tiếp tục thở ra bằng mũi và miệng. Bạn hãy thở ra đều thành một dòng khí, thay vì nhả từng chút bong bóng mỗi lần, hoặc chỉ nhả một chút. Điều quan trọng nhất là phải thở đều, đúng nhịp và khi chuẩn bị nẩng mặt lên thở thì thở hết toàn bộ không khí trong phổi ra. Kỹ thuật này thực chất giúp bạn điều hòa nhịp thở, giống như bạn chạy hay đi bộ trên cạn vậy: bạn không bao giờ nín thở khi chạy hay đi bộ đúng không?
Để dễ hình dung, bạn có thể xem cách thở đúng dưới nước trong video dưới đây
Tập thở dưới nước
Có một số cách để bạn làm quen với cách thở đúng dưới nước như đã nói ở trên, đó là:
- Chìm người xuống bể bở, tập thở ra bằng mũi và miệng, đều đặn ra bóng nước. Làm vậy vài lần là quen
- Đương nhiên, cách tốt nhất để bạn thở đều đó là thở 2 bên, 3 sải một lần (nghĩa là hít thở cả bên trái và bên phải). Tuy nhiên nếu bạn chỉ quen thở một bên (thường là bên phải) thì cũng không sao
- Bơi với phao số 8 để người nổi, và bạn có thể chú ý đến việc điều chỉnh hơi thở dưới nước của mình hơn mà không phải lo lắng bị chìm
Kỹ thuật thở dưới nước này tưởng như đơn giản nhưng lại thường xuyên bị người học bơi lẫn thày dạy bơi bỏ qua. Khi quen với kỹ thuật này rồi, bạn sẽ bơi mượt hơn, thoải mái hơn đấy. Bạn cũng có thể đọc thêm bài Cách thở đúng và tiết kiệm sức khi bơi sải để tìm hiểu thêm làm sao để bơi đỡ mệt hơn mà vẫn nhanh nhé.
Cách thở đúng và tiết kiệm sức khi bơi sải
Thở khi bơi, đặc biệt là bơi sải, luôn là một trong những việc khiến người mới tập bơi lo lắng. Tôi thường nhận được các câu hỏi liên quan đến vấn đề này và một trong số đó là: “Sao mình mau thấy hết hơi/ngộp quá vậy cô?”. Và mùa nào cũng thế, gần đến kỳ Ironman, bơi sải và bơi ếch luôn được đem lên bàn cân để xem xét, quyết định năm nay sẽ tiếp tục làm ‘hoàng tử ếch’ hay chuyển hẳn sang sải chỉ bởi lý do “bơi ếch thở dễ hơn, ít ngộp hơn” cho dù mọi người thừa biết bơi sải nhanh hơn hẳn.
- Về tác giả
- Bài mới nhất
Nhiệm vụ chính của Ad ở BoiDapChay.com là đi dọn dẹp, biên tập, dịch bài, soát lỗi chính tả. Ad yêu thích cả 3 môn bơi, đạp, chạy nhưng không chơi giỏi môn nào, vì thế Ad quyết định chơi thêm một môn thứ 4 đó là triathlon. Hy vọng chăm chỉ quay tay vận may sẽ tới <3
Pha ngoi lên thở khi bơi sải thường được khuyến mãi thêm một chút nước trong miệng toàn phải nhả ra khi thở dưới nước. Có cách nào khắc phục được hiện tượng trên không. Mình xin cám ơn
Nhiều khả năng tay đẩy nước của bạn còn yếu, do vậy người còn bị chìm dẫn tới việc thở bị nước vào miệng. Dần dần khi bơi tốt hơn bạn sẽ nổi hơn và không bị tình trạng này nữa. Hiện tại có thể ngửa đầu lên cao một chút để tránh nước vào miệng nhé.