Bạn có biết rằng điểm khác biệt lớn nhất giữa một VĐV bơi đỉnh cao và một người tập bơi bình thường đều nằm ở động tác catch (tì và ôm nước) và pull (kéo nước). Vậy tại sao mọi người lại không tập trung cải thiện kỹ thuật này: Đó là vì catch và pull là khái niệm bị hiểu sai nhiều nhất trong bơi lội.

Khi bơi tự do đặc biệt là cự ly dài bộ tay đóng vai trò chủ yếu trong việc tạo lực tiến. Rất nhiều học trò bơi ban đầu hay ngay cả VĐV chuyên tập luyện để thi đấu của tôi đôi khi vẫn băn khoăn về động tác catch, pull và đẩy nước (push). Chắc không ít bạn tự hỏi sao mình khỏe hơn, tay mình mạnh hơn, tần số cao hơn nhưng bơi vẫn chậm hơn ai kia, rồi bạn bắt đầu nghĩ hay kỹ thuật mình chưa đúng. Hãy cùng điểm qua 1 số điểm cơ bản tối quan trọng trong bơi tay sải, trong bài này tôi sẽ cố gắng mô tả hết sức gần gũi trực quan, hy vọng các bạn có thể hiểu và vận dụng nó vào động tác bơi của mình.

Một chu kỳ bơi tay gồm có 4 giai đoạn liền nhau:

Catch : tì nước hay còn gọi là ôm nước
Pull: kéo nước
Push: đẩy nước
Recover: trả tay về trước (đoạn trên không)

Tôi sẽ nói rõ hơn về catch, pull và push ngay dưới đây.
Bàn tay vào nước ngay trước vai và được xiên nhẹ xuống dưới mặt nước, cách mặt nước tầm 10-20 cm với cánh tay duỗi thẳng và vai cùng bên nghiêng thấp hơn bên còn lại. Từ điểm này ta bắt đầu động tác catch.

 Bắt đầu động tác catch nước (ảnh: Swimsmooth)

1. Catch thật ra chỉ là một động tác nhỏ và nhanh nhưng không dễ hiểu và dễ làm cho hầu hết các bạn. Bạn cần nhớ điều cốt lõi đơn giản này: bạn muốn cơ thể mình tiến về trước thì tất cả các lực bạn phát ra đều phải phục vụ cho 1 mục đích đó, nghĩa là phải đẩy được nước ra phía sau mình.

Bắt đầu với động tác gập cổ tay nhẹ nhằm hướng (direct) dòng nước ra sau bằng lòng bàn tay, tiếp theo là gập cùi chỏ với cẳng tay (forearm) theo cùng hướng với lòng bàn tay, đến đây bạn sẽ phải liên kết (connect) bàn tay và cẳng tay như một đường thẳng chắc chắn, đoạn gập chỏ này khoảng 45o, mỏm xương cùi chỏ bạn sẽ có xu hướng xoay ra ngoài và hướng lên trên khi bạn catch đúng. Kết thúc đoạn catch hãy check và chắc rằng: cổ tay ko còn gập như khi bắt đầu mà thẳng với forearm, cùi chỏ vẫn nằm gần mặt nước, đầu ngón tay hướng xuống đáy hồ góc 45o. Khi bạn catch đúng tay bạn sẽ có cảm giác như bạn đã “móc” vào nước 1 cách chắc chắn. Hãy tưởng tượng như bạn đang muốn leo ra khỏi thành hồ cao quá đầu, bạn với tay lên và đặt bàn tay mình lên thành bể.

 Động tác catch chuẩn mực (ảnh: GoSwim)

2. Pull: đây là phase có giá trị nhất trong toàn bộ động tác tay, lực kéo khiến người đi về trước, phát lực mạnh nhất, gần như hoàn toàn nằm ở phase này. Bắt đầu pull với lực tăng dần, kéo với hình (shape) cánh tay như động tác catch nhưng lực phát ra lúc này bao gồm cả cánh tay, vai và lườn (lats) hướng (direct flow) nước ra sau bằng bề mặt trong của underarm, forearm và palm. Đây cũng là đoạn xoay hông và vai từ khi thân người bên pull thấp hơn cho đến khi thân người flat trở lại do đó ta cần activate core để có thêm nguồn lực hỗ trợ cho pull. Kết thúc pull khi tay đi đến dưới xương hông. Tiếp tục liên tưởng đến việc leo ra khỏi thành hồ bơi, pull là lúc bạn kéo người lên khỏi mặt nước, bạn thấy đó bạn đang kéo người lên chứ không phải kéo tay xuống đùi, tay bạn đứng yên và người bạn di chuyển, hãy làm y như thế khi bạn pull nhé.

3. Push: tiếp tục đẩy tay về sau, cùi chỏ duỗi thẳng dần, chuẩn bị cho việc rút tay ra khỏi mặt nước. Thân người kết thúc xoay cùng lúc mặt ngoài ngón tay cái chạm mặt ngoài đùi là lúc bạn kết thúc push. Đây là lúc kết hợp với xoay hông được nhìn thấy rõ nhất.

Hãy xem video dưới đây để hình dung cả 1 quá trình catch và pull hoàn chỉnh sẽ diễn ra như nào:

Về cảm giác thì tôi hay ví von động tác catch như cách bạn muốn với tay ôm vào mặt kia của quả bóng swissball (bóng tập cao su).
Sau khi bạn đã tiếp xúc được bóng ở phần forearm thì pull là đoạn bạn dùng lực để “sút” bóng đi bằng cả cánh tay của mình với sự hỗ trợ của lườn (lat) và hông (hip) sao cho bóng bay thẳng ra phía sau (không bay hướng lên hay xuống).
Swissball ở đây chính là lượng nước mà bạn hold (ôm) và push được, nó quyết định đến sự hiệu quả của động tác.

*Tuyệt đối lưu ý không ấn nước xuống phía dưới khi catch nước, điều đó có thể làm bạn nổi hơn và dễ ngóc đầu để thở hơn nhưng thực chất sẽ phá hỏng hoàn toàn kỹ thuật, làm chân bạn chìm hơn và bạn sẽ bơi chậm lại rất nhiều. Xem video dưới đây để hình dung lỗi catch nước gặp phải của phần lớn người mới tập bơi sải.

2 BÌNH LUẬN

    • Mình dùng cả tiếng anh và việt cho 1 số từ chuyên môn trong bài để rõ ý hơn. Hình ở đây là hình dạng nên mình mở ngoặc thêm là shape. Ý của đoạn trên là mình sẽ giữ nguyên hình dạng tay như khi xong động tác catch để chuyển nó sang động tác pull luôn.
      Hy vọng bạn đã hiểu ý.
      Thân

BÌNH LUẬN

Hãy nhập bình luận của bạn
Điền tên của bạn