Bạn vẫn còn nhớ mùi clo nồng nặc khi đi bơi ở bể bơi công cộng? Điều này có thể làm bạn bất ngờ, nhưng mùi hương ám ảnh đó không đến từ clo, mà thực chất từ…

Mùi clo đến từ nước tiểu

Chúng ta đã quá quen thuộc với việc quản lý các bể bơi đề cập tới “mùi clo khử trùng bể bơi”. Tuy nhiên, rất hiếm ai trong chúng ta biết được, thực chất clo khi hòa vào trong nước không có mùi (ít ra là ở liều lượng nhiều, chưa đến nỗi thừa mứa). Mùi clo nồng nặc bạn ngửi được ở bể bơi đến từ các phản ứng hóa học giữa clo và nước tiểu.

Có nhiều loại hợp chất được sử dụng để khử trùng nước trong bể bơi, ví dụ như calcium hypochlorite, lithium hypochlorite hay chlorinated isocyanurates mà chúng ta gọi chung là clo. Khi kết hợp với nước, clo phản ứng thành axit hypochlorua (HOCl) có tác dụng diệt khuẩn từ vi trùng tới virus SARS-Cov (ví dụ Covid-19). Vì vậy môi trường nước clo rất an toàn trên góc độ nhiễm khuẩn.

Tuy nhiên, khi clo xúc tác với các phân tử nitơ trong nước tiểu sẽ tạo ra hỗn hợp cyanogen chloride. Hỗn hợp này thường được dùng trong…hơi cay hay lựu đạn cay của cảnh sát. Ở một nồng độ nhất định, hợp chất này cũng được sử dụng để tạo ra vũ khí hóa học. Ngoài ra, clo kết hợp với nước tiểu cũng tạo ra trichloramine (NCl3). Đây là hợp chất chính trong thuốc mê (cloroform) mà bạn thường thấy trong các bộ phim hành động. Đây chính là những chất tạo nên mùi clo đặc trưng trong bể bơi.

Vì vậy, một tin buồn với các bạn là bể bơi nào càng có mùi clo nồng nặc, thì nghĩa là bể bơi đó càng chứa nhiều nước tiểu (chứ không phải là do pha quá nhiều clo).

Bao nhiêu lít nước tiểu trong bể bơi?

Có bao nhiêu nước tiểu đang tồn tại trong bể bơi của bạn? Đây là một câu hỏi khó, theo ý kiến của chuyên gia Xing Fang Li từ đại học Roberto. Li và cộng sự của cô cho biết lượng nước tiểu có thể được ước tính bằng các đo đạc lượng đường nhân tạo trong nước tiểu của chúng ta. Có những loại đường nhân tạo đi không hòa tan vào nước hồ bơi và do đó có thể được sử dụng như một số đo trung gian khá chính xác cho lượng nước tiểu trong hồ, Li cho biết.

Theo tính toán từ các chuyên gia, một bể bơi chuẩn olympic dài 50 met có thể chứa đến… 75 lít nước tiểu. Nghĩa là trong một bể bơi nhỏ ở các chung cư hiện nay có thể chứa khoảng 7 lít nước tiểu. Đương nhiên, đây là số liệu nhóm nghiên cứu của Li lấy từ các bể bơi tại hai thành phố lớn nhất của Canada. Vì vậy, biết đâu các bể bơi ở Việt Nam chứa ít nước tiểu hơn? (hy vọng là vậy chứ thực tế thì ai cũng biết…)

“Tôi nghĩ bất kì ai xuống bể bơi cũng sẽ để lại ít nhiều nước tiểu”, kĩ sư môi trường Ernest Blatchley III tại đại học Purdue cho biết. Bên cạnh mang lại mội trải nghiệm khá tồi tệ, nước tiểu trong hồ bơi còn khá độc hại cho cơ thể. Như đã nói ở trên, phần lớn các hợp chất tạo ra bởi clo và nước tiểu là các hợp chất hóa học dùng trong quốc phòng. Một vài chất như nitrosamines đang bị các nhà khoa học nghi ngờ có nguy cơ dẫn tới ung thư, mặc dù không có bằng chứng cụ thể. Một nghiên cứu ở Tây Ban Nha cho thấy nhiều ca ung thư bàng quang ở những người bơi lâu năm.

Vậy có nên nghỉ bơi?

Chuyên gia môi trường Clifford Weisel khuyên chúng ta không nên vì thế mà từ bỏ bơi lội vì đây là môn thể thao tốt cho việc tăng cường thể lực, ngay cả đối với những ai có vấn đề về hô hấp như hen suyễn. “Nếu con bạn đi bơi và có những phản ứng không tốt với nước hồ”, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân. Những hồ bơi trong nhà nhìn chung thường nguy hiểm hơn hồ bơi ngoài trời do những chất độc hại di chuyển trong không khí trên mặt hồ không có chỗ thoát, cũng như sự thiếu ánh sáng mặt trời làm cho những chất độc hại khó phân hủy hơn.

Giải pháp tốt nhất là chúng ta nên ngừng ngay việc đi vệ sinh trong hồ bơi. “Việc này cũng giống như hút thuốc vậy. Hành động đi vệ sinh trong hồ bơi thật nguy hiểm cũng như thiếu tôn trọng đối với người xung quanh”, chuyên gia Blatchley bày tỏ. Li cũng khuyên chúng ta nên tắm nước ngọt trước khi bơi và sau khi rời khỏi hồ bơi. Một phút tắm nước ngọt đôi khi giúp ít rất nhiều rửa sạch mồ hôi và các chất nhầy thường phản ứng với clo.

Giải pháp duy nhất khi có ai đi vệ sinh vào hồ là thay toàn bộ nước. Tuy nhiên, Blatchley cho biết điều này khó có thể xảy ra khi nước của phần lớn các bể bơi thường không được thay nhiều năm liền. Các hồ bơi thường chỉ thêm nước thay vì thay mới toàn bộ vì giải pháp này khá tốn kém cho họ. Khi nước tồn tại trong hồ càng lại, các sản phẩm phụ từ quá trình khử trùng sẽ càng tăng và sức khỏe cũng chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn. Bản thân Li cũng là một người bơi lội thường xuyên, và cô không muốn sự thật này khiến chúng ta từ bỏ bơi lội. “Chúng ta cung cấp kiến thức này không phải để dọa mọi người, mà mong muốn chúng ta hãy thay đổi để cùng nhau có lợi”. Lần tới khi bạn đi bơi và có “nhu cầu”, hãy nhớ rằng nhà vệ sinh ở ngay cạnh bể bơi!

Một clip khá hay của Mark Rober – cựu kỹ sư NASA giải thích về clo và việc đi tiểu trong bể bơi

BÌNH LUẬN

Hãy nhập bình luận của bạn
Điền tên của bạn