Để chuẩn bị cho dự án Breaking2 năm 2017, một trong những điều được các nhà khoa học quan tậm nhất chính là thời gian xuất phát. Buổi sáng sẽ bắt đầu với khí hậu mát mẻ nhưng sẽ nóng dần lên, trong khi đó xuất phát buổi chiều sẽ giúp VĐV có lợi thế về nhiệt độ về cuối chặng đua. Quyết định cuối cùng của nhóm dự án là bắt đầu vào buổi sáng, chủ yếu do những vấn đề liên quan đến bữa ăn có thể phát sinh trong ngày nếu bắt đầu vào giờ chiều. Bên cạnh nhiệt độ, có nhiều thứ thật ra chúng ta cần lưu ý hơn là những con số trên nhiệt kế khi cuộc đua bắt đầu.

Vài công trình khoa học gần đây bắt đầu nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên cơ thể tại giải Boston Marathon. Giải chạy này là một trường hợp “hiếm có khó tìm” của môn chạy đường dài với thời gian xuất phát vào…giữa trưa (giải chỉ thay đổi xuất phát vào 10h sáng vào năm 2007). Một công trình nghiên cứu của Samuel Cheuvront phân tích dữ liệu thời tiết từ năm 1995 đến 2016 và kết luận rằng xác suất gặp phải những vấn đề liên quan đến nhiệt độ nóng bức như chuột rút, cạn kiện sức lực và tệ nhất là sốc nhiệt, nhiều hơn 1.4 lần trong quá khứ khi mà thời gian xuất phát trễ hơn so với hiện nay.

Sốc nhiệt do vận động cường độ quá cao

Tuy kết luận của Cheuvront hợp logic (xuất phát muộn, trời nóng đương nhiên sẽ gặp vấn đề về sức khỏe), tổng thể bức tranh về sốc nhiệt lại phức tạp hơn nhiều. Rebecca Breslow, một chuyên viên sức khỏe thể thao đã đào sâu dữ liệu về sốc nhiệt ở giải Boston Marathon để tìm ra những ai là người có nguy cơ sốc nhiệt cao cũng như những nguyên nhân ngây ra hiện tượng này.

Sau khi phân tích 51 ca sốc nhiệt trong hơn 11.000 runner, nghiên cứu cho thấy những cá nhân với nguy cơ sốc nhiệt cao thường trẻ và nhanh hơn những runner còn lại của giải. Điều này tưởng chừng khá vô lý nhưng lại đúng với thực tế.

Đối với những môn thể thao sức bền, nguyên nhân chính dẫn đến sốc nhiệt là lượng nhiệt mà cơ thể chúng ta tạo nên. Khi ta chạy càng nhanh, nhiệt sinh ra càng nhiều. Vài công trình nghiên cứu đã cho thấy nguy cơ sốc nhiệt thậm chí còn cao hơn đối với các VĐV cự li 10km vì nhu cầu tăng tốc cao hơn ở các cự li khác.

Tired After Running? Get Pumped with These Tips
Vận động ở cường độ cao dễ dẫn đến sốc nhiệt

Khác với suy nghĩ thường thấy, mối quan hệ giữa tình trạng mất nước và sốc nhiệt vẫn còn đang được giới khoa học tranh cãi. Các tài liệu từ năm 2007 của American College of Sports Medicine cho rằng mất nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sốc nhiệt, nhưng cùng lúc đó nhận định việc “hâm nóng” cơ thể ở cường độ hoạt động cao cũng sẽ gây ra sốc nhiệt ngay cả khi cơ thể không thiếu nước.

Tình trạng này xảy ra khi nhiệt lượng sản sinh vượt quá ngưỡng mà cơ thể có thể đào thải. Hiện tượng này xảy ra đối với nhiều cầu thủ bóng đá vào mùa hè, cũng như vận động viên marathon, mặc cho chúng ta uống bao nhiêu nước đi chăng nữa. Các dữ liệu cấp cứu y tế từ giải Boston cũng phần nào củng cố lí thuyết về việc hâm nóng cơ thể. Trong số 51 VĐV bị sốc nhiệt, có 18 VĐV được truyền nước biển, 9 VĐV được uống nước và 24 VĐV chỉ nghỉ ngơi và không được cung cấp gì. Tất cả những VĐV này đều hồi phục, và thực tế này phần nào chứng minh được rằng chúng ta bị sốc nhiệt không hẳn vì thiếu nước.

Should You Drink Water or Pour it on Your Head? | Runner's World
Sốc nhiệt vẫn có thể xảy ra ngay khi ta bổ sung nước và làm mát cơ thể đúng cách

Ảnh hưởng của thời tiết

Thời tiết dĩ nhiên cũng góp phần không nhỏ gây ra sốc nhiệt. Điều kiện nhiệt độ của một giải marathon thường được đo bằng WGBT, một thông số không chỉ phản ánh nhiệt độ của ngày hôm đó mà còn tích hợp các nhân tố ảnh hưởng đến sốc nhiệt như phản xạ mặt trời, độ ẩm cũng như gió. Những đơn vị tổ chức race thường sử dụng WGBT để ước lượng nguy cơ sốc nhiệt cho các VĐV. Những race có thông số WGBT trên 21 độ C thường được liệt kê vào dạng rủi ro cao. Sau đây là thống kê WGBT ở lúc xuất phát và lúc nóng nhất của 5 giải chạy Boston Marathon được phân tích:

  • 2015: 6 độ / 7 độ
  • 2016: 21 độ / 21 độ
  • 2017: 17 độ / 21 độ
  • 2018: 5 độ / 7 độ
  • 2019: 14 độ / 21 độ

Đối với 2 năm buốt giá 2015 và 2018, rủi ro sốc nhiệt hoàn toàn như không có. Năm nóng nhất là 2016 chỉ ghi nhận có 4 ca sốc nhiệt! Tuy nhiên có tới 21 ca vào năm 2017 và 26 ca của năm 2019. Lí do của sự khác biệt này là gì? Vào năm 2016, sự chênh lệch nhiệt độ giữa lúc bắt đầu race và lúc nóng nhất không là bao nhiêu. “Vào cuối race trời trở nên mát hơn một chút”, một runner cho biết. Ngược lại, năm 2017 và 2019 thời tiết càng nóng hơn về cuối race. Khi trao đổi với Breslow, bà đưa ra giả thuyết là “runner sẽ có xu hướng bắt đầu với pace chậm nếu trời đã nóng sẵn (vào năm 2016). Bên cạnh đó, nhiệt độ vào cuối race sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến rủi ro sốc nhiệt vì đây là thời điểm mà runner thường bứt tốc nhiều nhất.

Từ lí thuyết trên, liệu sẽ tốt hơn nếu giải Boston Marathon bắt đầu vào giữa trưa hơn là vào sáng sớm? Thật khó để kết luận. Dựa vào nghiên cứu của Cheuvront, bắt đầu sớm khi trời mát vẫn tốt hơn. Tuy nhiên, điều runner nên làm là liên tục theo dõi thời tiết để có thể điều chỉnh nỗ lực sao cho hợp lí. Khi nhiệt độ tăng liên tục, bạn nên cẩn thận và chạy với pace bảo thủ hơn một tí. Khi nhiệt độ hạ thấp, ta có thể bung sức nhiều hơn.

Kết

Thời tiết là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sốc nhiệt. Tuy nhiên, ở những người trẻ, khỏe thì nguyên nhân lớn nhất dẫn tới sốc nhiệt lại là do cường độ vận động quá mạnh (chạy quá nhanh) cũng như khả năng đào thải nhiệt của cơ thể mỗi người. Để có thể thi đấu hiệu quả và an toàn dưới thời tiết nóng ẩm, runner nên chú ý đảm bảo những điều sau:

Theo Alex Hutchinson

BÌNH LUẬN

Hãy nhập bình luận của bạn
Điền tên của bạn