Vài năm gần đây, Katherine Flegal, một nhà dịch tễ học với chuyên môn về bệnh béo phì cùng cộng sự có một bài tổng hợp các nghiên cứu về chỉ số BMI (Body Mass Index – chỉ số tương quan giữa chiều cao và cân nặng) và tuổi thọ. Công trình nghiên cứu này được xuất bản năm 2013 với kết luận rằng những ai được xem là thừa cân theo chỉ số BMI lại thường có xu hướng sống thọ hơn những người có chỉ số cân nặng bình thường!
Có rất nhiều ý kiến tranh cãi xung quanh luận điểm của Flegal. Một vài chuyên gia cùng lĩnh vực của bà cho rằng các phương pháp khoa học được sử dụng trong công trình nghiên cứu có nhiều sai sót, từ đó dẫn đến kết quả không chính xác. Ở phía bên ủng hộ, những người ủng hộ chế độ dinh dưỡng nhiều chất béo tung hô nghiên cứu như một bằng chứng xác thực cho những gì họ tin tưởng bấy lâu.
Đối với bản thân tôi, kết quả nghiên cứu làm tôi cảm thấy nhẹ nhõm vì từ lâu tôi đã không quá quan tâm đến chỉ số BMI.
BMI, như đã đề cập, là một chỉ số cho chúng ta biết được sự tương quan giữa chiều cao và cân nặng. Vì những ai cao thường cân nặng hơn, BMI cho chúng ta biết liệu bản thân có đang quá “nặng cân” so với chiều cao của mình. Vấn đề lớn nhất của BMI là nó không chỉ ra được sự khác biệt giữa khối lượng mỡ và khối lượng cơ bắp trong cùng một cơ thể. Một VĐV bóng bầu dục săn chắc và một người lười vận động với bụng bia to tướng có cùng chỉ số BMI 25.5 và được xem như thừa cân dưới hệ thống này. Tuy nhiên, ai cũng biết kết luận trên là phi logic.

BMI và cấu trúc sinh lí
Do không quan tâm đến cấu trúc sinh lí, BMI đã bỏ qua rất nhiều chi tiết quan trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe mỗi cá nhân. Những nghiên cứu y khoa gần đây đã nỗ lực tìm hiểu sự liên quan giữa BMI, cũng như cấu trúc sinh lí, và rủi ro mắc bệnh. Kết quả khá đồng nhất: BMI không có một mối quan hệ rõ ràng với các bệnh lí như tim mạch, sự tương quan giữa cấu trúc sinh lí, hay tỉ lệ mỡ trong cơ thể, với các bệnh lí.
Những cá thể nặng cân với tỉ lệ mỡ thấp nhìn chung sẽ khỏe mạnh hơn những người gầy nhưng sở hữu nhiều mỡ. Do đó, cấu trúc sinh lí là một thước đo sức khỏe và tuổi thọ chính xác hơn BMI nhiều. Các bác sĩ gần đây hay đề cập đến “những người béo phì bình thường” để chỉ những người có cân nặng bình thường nhưng sở hữu tỉ lệ mỡ hơn 30%. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người này có chỉ số viêm đường tuần hoàn – một trong những dấu hiệu bệnh tim phổ biến – tương tự như những người béo phì thực sự.
Mỡ và Cơ Bắp
Cơ bắp là một trong những yếu tố xác định sức khỏe: người có nhiều cơ thường khỏe mạnh hơn người gầy nhưng có nhiều mỡ tích tụ bên trong các nội tạng. Cơ bắp đã được chứng minh bởi khoa học trong việc góp phần đẩy mạnh trao đổi chất, giảm nguy cơ tiểu đường, giúp xương chắc khỏe hơn cũng như giảm nguy cơ loãng xương. Một vài nghiên cứu cho thấy trong cùng một cộng đồng người cao tuổi, những ai có sức khỏe cơ bắp tốt hơn sẽ sống lâu hơn.
Đối với các VĐV, tỉ lệ mỡ trong cơ thể cũng cho ta biết được nhiều hơn về thể trạng của bản thân hơn chỉ số BMI. Bằng cách tập luyện thường xuyên và ăn uống lành mạnh, các VĐV thể thao sức bền sẽ càng thi đấu tốt hơn. Khi ta giảm 2% tỉ lệ mỡ, thể lực cũng như thành tích thi đấu sẽ tăng đáng kể ngay cả khi chỉ số BMI vẫn giữ nguyên. Do đó, các VĐV sức bền nên thường xuyên theo dõi tỉ lệ mỡ trong cơ thể nếu chúng ta muốn tiến bộ về dài lâu.
Vì vậy hãy bắt đầu thói quen theo dõi tỉ lệ mỡ trong cơ thể nếu bạn chưa làm vậy. Nếu bạn vẫn cảm thấy lo lắng về chỉ số BMI cao của bản thân, bạn có thể yên tâm không cần lo lắng quá nhiều!
- Về tác giả
- Bài mới nhất

Nhân viên bán bột giặt, hạt nêm. Vận động viên phong trào chạy trail và triathlon ham vui. Thích ăn mì ramen và uống cà phê đen không đường.