Bạn có nhớ lần race trước bạn chạy ra 43km thay vì 42.2km cho cự ly Marathon, hay 21.5km thay vì 21.1km cho cự ly Bán Marathon. Bạn nghi ngờ ban tổ chức đo sai đường. Nhưng thực tế, có khi bạn mới chính là người “mua đường”
Cách đo đường của ban tổ chức và lý do bạn mua đường
Đương nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến bạn chạy nhiều hơn thực tế, trong đó GPS là nguyên nhân phổ biến nhất. Giải thích một cách đơn giản thì khi các nhà sản xuất làm sản phẩm đồng hồ GPS, họ phải đánh đổi một chút sự chính xác để thu nhỏ thiết bị giúp nó nằm gọn gàng trong cái đồng hồ của bạn. Sau đó, họ sẽ dùng thuật toán nội suy để “làm mịn” các thông số GPS đo được và cho ra con số quãng đường, pace cuối cùng. Có một thực tế không phải ai cũng biết, đó là tất cả đồng hồ Garmin, Suunto hay Coros đều dùng chung một loại chip GPS có tên là Sony GNSS (của hãng Sony). Vì vậy, nếu thông số cự ly lệch nhau, nguyên nhân chủ yếu nằm ở thuật toán nội suy và thiết kế chứ không phải do chất lượng thiết bị.
Thông thường GPS khá chính xác nếu nơi bạn chạy thoáng đãng, ít nhà cửa. Tuy nhiên, nếu chạy trong khu vực có nhiều nhà cao tầng, hay nhiều cây, thậm chí nếu trời nhiều mây cũng ảnh hưởng rất lớn tới thông số GPS đo được. Nếu muốn đo đường một cách chính xác nhất mà không dùng dụng cụ chuyên dụng thì bạn có thể dùng Stryd, gắn trực tiếp lên giày để đo chính xác hơn (xem thêm bài viết Chạy với power: sản phẩm nào tốt nhất). Việc này cũng khá tương đồng với cách BTC đo đường chạy. Dưới đây là cách họ đo:
Khi các nhà tổ chức giải chạy ở Việt Nam muốn chứng nhật đường chạy, họ sẽ thuê một chuyên gia tới Việt Nam để đo đường, theo lời kể của BTC giải Longbien Marathon. Không có nhiều người trên thế giới được cấp chứng chỉ đo đường này. Vì vậy, chỉ khi có những chuyên gia này xác nhận, đường thi đấu mới đủ tư cách đạt chuẩn và có thể dùng thành tích để đăng ký cho giải Boston Marathon chẳng hạn. Đường đấu phải được đo ít nhất ba lần để đảm bảo độ chính xác.
Chuyên gia đo đường sẽ mang theo một dụng cụ đặc biệt, gọi là Jones Counter được gắn lên bánh trước của chiếc xe đạp họ dùng để đo đường. Dụng cụ này sẽ đo số vòng bánh xe khi đi trên đường thi đấu. Lấy số vòng bánh xe nhân chu vi sẽ ra được cự ly đường một cách chính xác nhất. Và đây cũng là nguyên nhân vì sao các runner thường “mua đường” khi chạy trong giải: xe đạp của chuyên gia đo đường sẽ luôn đi đường thẳng nhất, ngắn nhất (còn chúng ta khi chạy có thể sẽ bị lạng lách, hoặc chạy không theo đường tối ưu).
Cách chạy đường tắt khi thi đấu
Khi đã biết nguyên nhân chúng ta “mua đường” là do chúng ta chạy không hoàn toàn theo đường xe đạp đo của BTC, câu hỏi đặt ra là: phải chạy sao cho đúng?
Đáp án là: chạy theo đường tiếp tuyến.
Điều này không có nghĩa là chỉ chạy bo góc khi rẽ trái/phải. Nó còn có nghĩa là khi gặp những đoạn đường ngoằn nghoèo (thường thấy ở nước ngoài, hơi ít ở Việt Nam) thì bạn nên chạy theo một đường thẳng thay vì chạy ngoằn nghoèo sát mép đường. Dưới đây là 3 ví dụ:
Ngoài ra, chúng ta cũng nên tránh chạy lạng lách vì làm như vậy không những mất thêm năng lượng mà còn phải chạy dài hơn.
Kết
Nhìn chung, vấn đề mua đường này không phải là nỗi băn khoăn hàng đầu của phần lớn runner. Tuy nhiên, với những runner đặt mục tiêu thành tích, thì việc tiết kiệm được vài trăm mét cũng tương đương gần 1 phút trên tổng thời gian, là sự khác nhau giữa sub 2 hay sub 2:01 (cho cự ly 21km) hoặc sub 3 với sub 3:01 (cho cự ly 42km).
- Về tác giả
- Bài mới nhất
Nhiệm vụ chính của Ad ở BoiDapChay.com là đi dọn dẹp, biên tập, dịch bài, soát lỗi chính tả. Ad yêu thích cả 3 môn bơi, đạp, chạy nhưng không chơi giỏi môn nào, vì thế Ad quyết định chơi thêm một môn thứ 4 đó là triathlon. Hy vọng chăm chỉ quay tay vận may sẽ tới <3
Ví như đường ngắn nhất khi chạy ôm cua trái phải thì đúng, chứ 2 trường hợp còn lại ở VN khó chạy dc, vì đường chạy có phân làn rồi, có nhiêu người chạy đường chéo như thế đâu ạ?
Trong trường hợp phân làn thì bạn có thể chạy chạm vào các điểm đặt hàng rào. Hình cuối cùng trong link dưới đây có mô tả về trường hợp này 🙂
https://www.rhoderunner.com/run-club-blog/running-the-tangents-in-a-race