Bơi lội là môn thể thao kỳ lạ mà trong đó thể lực chỉ quyết định 50% tốc độ bơi của bạn, 50% còn lại là kỹ thuật. Kỹ thuật bơi cũng có muôn hình vạn trạng: nếu để ý, các VĐV bơi lội hàng đầu của Việt Nam lẫn thế giới không hoàn toàn bơi giống hệt nhau. Và một trong những khác biệt về kỹ thuật chúng ta thường thấy nhất đó là vị trí các ngón tay khi bơi. Thông thường, chúng ta thấy nhiều người khép chặt bàn tay khi bơi, nhưng cũng có nhiều người chỉ khép hờ. Vậy động tác như thế nào mới đúng?

Chúng ta thường thấy bốn kiểu bàn tay phổ biến:

  • Tay khum
  • Tay xoè rộng
  • Tay khép chặt
  • Tay khép hờ

Không cần suy nghĩ nhiều, chúng ta có thể nói không với kiểu “tay khum” và “tay xòe rộng” ngay lập tức. Tay khum làm tiết diện bàn tay nhỏ đi, dẫn đến quạt nước kém hiệu quả hơn. Tay xoè rộng sẽ làm cho nước chui qua các kẽ ngón tay và cũng không quạt nước được hiệu quả.

Vì vậy chúng ta còn lại 2 lựa chọn tay kép chặt và tay khép hờ.

Tay khép chặt

Zoggs | Freestyle (Front crawl) - how to swim this stroke efficiently -  YouTube

Ưu điểm: các ngón tay dựa vào nhau tạo nên bàn tay liền mạch chắc chắn, như chiếc bàn quạt, nó có khả năng chống lại lực đẩy của nước khi kéo nước một cách dễ dàng hơn.

Khuyết điểm: Bạn sẽ phải gồng bàn tay lên thường xuyên để ép các ngón tay lại với nhau, gây ra hao phí sức lực. Tuy nhiên đây là lựa chọn tối ưu cho các bạn newbie vì nó đơn giản, dễ làm và dễ đúng.

Tay khép hờ

Learn 8 Different Swimming Strokes, Styles, & Techniques

Tay khép hờ với các ngón tay chỉ cách nhau 1 khoảng cách nhỏ tương ứng với khoảng cách khi bàn tay bạn trong trạng thái thả lỏng.

Kiểu tay này mang ưu điểm nổi bật quan trọng nhất: tiết diện bàn tay lớn tối đa mà không làm cho nước chui qua các kẽ tay. Với tiết diện lớn bạn kéo được khối lượng nước nhiều nhất, giống như bạn đeo một cặp bàn quạt cỡ to.

Đây là điều mọi người ít nghĩ tới. Chúng ta vẫn thường quan niệm nếu khép hờ nước sẽ chui qua kẽ ngón tay, từ đó làm việc bơi không hiệu quả. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Josje van Houwelingen của trường Đại Học Eindhoven University of Technology (Hà Lan), khi tay vào nước, vô hình chung chúng ta đã tạo nên các dòng xoáy nước xung quanh bàn tay. Các dòng xoáy này sẽ tạo ra một lớp cản vô hình cản nước đi xuyên qua khe ngón tay. Vì vậy, vô hình chung tiết diện của bàn tay bạn tăng lên đáng kể và kéo được nhiều nước hơn về phía sau để đẩy người đi về phía trước. Điều này cũng dã được chứng minh qua mô hình 3D trong nghiên cứu.

Khuyết điểm: các ngón tay đứng độc lập cần phải có ý thức để giữ chắc, giúp cho các ngón không bị áp lực nước làm rung lắc khi kéo nước. Tuy nhiên việc này là 2 trong 1, phát lực khi kéo nước buộc bạn phải giữ chắc các ngón tay.

Các bạn có thể thử cả 2 cách khi đã hiểu ưu khuyết điểm của từng loại và khả năng của bản thân. Chúc các bạn bơi tốt.

BÌNH LUẬN

Hãy nhập bình luận của bạn
Điền tên của bạn