Đợt sóng Covid-19 thứ tư đã làm mọi thứ bị đảo lộn, trong đó có giải đấu V-League. VPF buộc phải kết thúc mùa giải sớm trong khi nhiều CLB chủ quản phải vật lộn với vấn đề tài chính để duy trì. Nhiều khi chúng ta tưởng các cầu thủ nhận lương và lót tay cả tỉ đồng, sống sung túc. Thế nhưng Covid-19 đã phơi bày thực trạng hoàn toàn khác. Nhiều cầu thủ như đội trưởng Than Quảng Ninh Nguyễn Hải Huy vẫn cống hiến mặc dù phải đi bóc tôm, vợ phải bán hàng online để có thêm thu nhập. Những góc khuất đó không phải ai cũng biết.
Theo báo chí, các cầu thủ này đã rơi vào đường cùng và phải viết tâm thư kêu cứu gửi lãnh đạo, thậm chí chuẩn bị đơn kiện đội bóng ra toà. Quả thật khó có thể hình dung gánh nặng tâm lý mà các cầu thủ này phải trải qua.
Sức khoẻ tinh thần thường ít được nhắc đến trong thể thao, đặc biệt là các môn ít được quan tâm như chạy bộ hay triathlon (so với bóng đá). Các VĐV phong trào lẫn chuyên nghiệp đều cho rằng thể thao giúp họ quên đi phiền muộn. Nhưng liệu sự thật có như vậy?
Vận động viên cũng là con người
Qua những tháng năm luyện tập, tôi có nghe nhiều câu nói đùa đại loại như “chạy bộ, triathlon là liều thuốc tinh thần của đời tôi”. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng rằng vấn đề tâm lý và sức khoẻ tinh thần không chừa một ai. Và đặc biệt, có thể các VĐV (phong trào lẫn chuyên nghiệp) còn mắc các vấn đề tâm lý khủng khiếp hơn người bình thường.
Năm 2018, Hội Đồng Y Khoa và Khoa Học của Uỷ Ban Olympic đã tập hợp một đội ngũ các nhà khoa học, trong đó có Tiến sĩ Brian Hainline, để nghiên cứu thêm về tình trạng sức khoẻ tinh thần ở các VĐV đỉnh cao. Trong báo cáo của mình, Hailine nói: “Các VĐV cũng là con người. Chúng ta quên rằng đã là con người, các VĐV đỉnh cao cũng bị ảnh hưởng tâm lý giống như những người bình thường khác. Thậm chí ở một số VĐV, sức khoẻ tinh thần của họ còn bị ảnh hưởng nhiều hơn. Lấy ví du: ở trong một số bộ môn khoe hình thể như bóng chuyền bãi biển, bơi lội, chứng rối loạn ăn uống là một vẫn đề nan giải.”
Lấy ví dụ: Đương kim vô địch Olympic môn thể dục dụng cụ Simone Biles, niềm hy vọng vàng của đội Mỹ, người đã giành đc 4 HCV tại kỳ Olympics Rio 2016, còn phải chấp nhận bỏ cuộc ở Olympics Tokyo do sức ép tâm lý. VĐV Olympic triathlon Sarah True luôn rất chân thành bày tỏ trải nghiệm của mình đối với chứng trầm cảm trong suốt sự nghiệp thi đấu của cô, ngay từ giai đoạn trung học. Trong những năm gần đây, vô số VĐV chạy bộ và triathlon đã chia sẻ phải đối mặt với chứng trầm cảm, rối loạn ăn uống và thậm chí là ý định tự tử.

Chạy bộ hay chạy trốn
Một trong các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sức khoẻ tinh thần tồi tệ là do chúng ta cố gắng quên đi vấn đề này.
Quay qua cộng đồng chạy bộ, lấy ví dụ về Jill Colangelo sống ở Mỹ. Là một runner và VĐV triathlon, cô luôn tự hào về khả năng chịu đựng của mình ở độ tuổi 39. Cô nhận thấy đây là sức mạnh đặc biệt của bản thân giúp cô vượt qua thử thách và đạt được những mục tiêu đề ra. Cô thật mạnh mẽ. Thế nhưng cô cho biết cô luôn cảm thấy lo lắng và chỉ cảm thấy đỡ tồi tệ hơn nếu tôi chạy thật nhiều. Cuộc sống sau li hôn khiến cô rất buồn và việc gồng mình đạp xe giúp tôi khóc ít hơn. Và cô tự hỏi, liệu đó có phải là phương án lâu dài
Jill Colangelo quay lại trường học và làm luận án Tiến sĩ về tâm lý và thể thao. Luận án tiến sĩ của cô tập trung về đề tài sức khoẻ tinh thần của các runner và VĐV (phong trào lẫn chuyên nghiệp). Nghiên cứu của cô lấy dữ liệu từ 500 ultra runner. Kết quả cho thấy: Có khoảng 20% dân số Mỹ gặp phải những vấn đề về tâm lý, nhưng có đến 37% tình nguyện viên trong nghiên cứu của Colangelo gặp phải những vấn đề tâm lý trước khi nghiên cứu bắt đầu, và 46% cho thấy họ đang mang những rủi ro tiềm ẩn. Nghiên cứu của Colangelo cũng cho thấy khối lượng tập luyện càng nhiều sẽ càng gia tăng rủi ro, với những VĐV tập trên 20 giờ một tuần mang rủi ro cao.
Thay đổi cách suy nghĩ
Có một vấn đề đang tồn đọng hiện nay là nhiều VĐV (phong trào lẫn chuyên nghiệp) đều lạ lẫm với việc khám sức khoẻ tâm lý. Điều đó cũng có nghĩa là có rất nhiều người mắc các triệu chứng như rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ, thậm chí nghiện rượu… nhưng không biết mình đang bị bệnh. Và điều này đặc biệt phổ biến ở các nam VĐV.
Nhiều runner cũng bắt đầu tìm hiểu và hỏi HLV về các vấn đề sức khoẻ tâm lý. Và may thay, cộng đồng thể thao nói chung và cộng đồng chạy bộ nói riêng có một mối gắn kết rất chắc chắn: các runner, triathlete hay swimmer sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau. Khi một ai đó bị chuột rút hay phải đi bộ cà nhắc, sẽ có người hỏi ngay “Bạn có sao không”. Vì vậy, với các khó khăn tâm lý cũng vậy, chỉ cần nói ra, sẽ có rất nhiều người sẵn sàng giúp đỡ.
Chúng ta cũng cần đề cập nhiều hơn nữa tới vấn đề sức khoẻ tinh thần trong tập luyện thể thao. Chúng ta vẫn luôn cho rằng nếu một ai đó chạy ultramarathon hay hoàn thành một cuộc thi IRONMAN thì nhìn chung họ sẽ sống khoẻ, không có vấn đề gì. Và vì vậy, nhiều VĐV nghĩ rằng chỉ duy nhất bản thân họ vướng vào các vấn đề như uống rượu, trầm cảm, rối loạn tâm lý, thậm chí có ý nghĩ tự tử. Tình hình chắc chắn sẽ khá hơn nếu chúng ta cho họ biết họ không đơn độc, và họ có thể tìm kiếm sự giúp đỡ bất cứ lúc nào.
Kết
May mắn thay, runner và các VĐV phong trào chúng ta cũng đã quen việc đối mặt với những khó khăn trong tập luyện, trong race. Vì vậy, các vấn đề tâm lý cũng chỉ là một trong những khó khăn đó và nhiều khả năng chúng ta cũng sẽ vượt qua chúng, như cách chúng ta vượt qua các con dốc trên cung đường trail. Nhưng sẽ rất khó khăn để vượt qua những thử thách này một mình. Vì vậy, hãy liên hệ các bạn đồng run của mình để thăm hỏi tình hình và xem có ai cần giúp đỡ không nhé. Và cuối cùng hãy nhớ các vấn đề về sức khỏe tinh thần không làm giảm hình ảnh VĐV của bạn. Nó chỉ có nghĩa là bạn có một thách thức khác để bạn vượt qua.
- Về tác giả
- Bài mới nhất
Nhiệm vụ chính của Ad ở BoiDapChay.com là đi dọn dẹp, biên tập, dịch bài, soát lỗi chính tả. Ad yêu thích cả 3 môn bơi, đạp, chạy nhưng không chơi giỏi môn nào, vì thế Ad quyết định chơi thêm một môn thứ 4 đó là triathlon. Hy vọng chăm chỉ quay tay vận may sẽ tới <3