Trên các diễn đàn triathlon hoặc mạng xã hội, có vô số chuyện đùa về việc tập luyện triathlon ảnh hưởng đến khả năng sinh nở ra sao (theo chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực). Có nhiều lời đồn về việc thay đổi vị trí yên xe, hoặc đạt được một tỉ lệ mỡ nhất định trong cơ thể lại trở thành yếu tố quyết định trong việc bạn có thể trở thành bố/mẹ bỉm trong tương lai hay không. Điều này dẫn tới một số quan niệm không đúng về sức khoẻ sinh sản và việc tập thể thao.

Để giải đáp các thắc mắc này, bác sĩ Diana Vaamonde, một chuyên gia sinh sản học với nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra các góc nhìn đáng tin cậy hơn về sức khoẻ sinh sản cho các triathlete.

Đạp xe làm giảm số lượng tinh trùng?

Nhiều luồng thông tin trên mạng cho rằng đạp xe quá nhiều sẽ tăng khả năng vô sinh ở nam giới. “Số lượng tinh trùng có thể bị ảnh hưởng, nhưng đáng lưu tâm hơn là chất lượng của tinh trùng”, Vaamonde cho biết. Các nghiên cứu khoa học cho thấy khối lượng đạp xe càng nhiều sẽ càng ảnh hưởng đến kích cỡ và hình dạng của tinh trùng, và điều này đồng nghĩa với việc sức khỏe sinh sản ở nam giới cũng sẽ chịu ảnh hưởng nhất định. Cụ thể hơn, hình dạng và kích cơ của tinh trùng có thể dẫn đến các khó khăn nhất định trong khả năng thụ thai. Có nhiều nguyên nhân giải thích cho hiện tượng này. Một trong số đó là do quá trình cọ sát với yên xe trong thời gian dài, các mạch máu cũng như dây thần kinh sẽ bị chèn ép dẫn đến khả năng rối loạn cương dương tăng cao.

Tuy nhiên, hiện tượng dị dạng tinh trùng không xảy ra nhiều như chúng ta nghĩ. Một nghiên cứu năm 2018 của Mohannad Awad tại đại học California-San Francisco cho thấy các chức năng tiết niệu và tình dục của các VĐV đạp không có gì khác biệt so với runner và VĐV bơi lội.

Sự khác nhau giữa chức năng tình dục và khả năng sinh sản

Thể thao có thể không quá ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng chức năng tình dục và khả năng sinh sản là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Các nghiên cứu khoa học cho thấy việc tập luyện thể thao mang đến nhiều thay đổi cho các hoóc môn sinh dục, từ đó kìm hãm chức năng tình dục và dẫn tới giảm khả năng sinh sản.

Vaamonde cho biết các ảnh hưởng chính bao gồm:

  • Các môn thể thao sức bền dẫn đến sự thay về hoóc môn steroid, dẫn tới sự thay đổi về nội tiết tố và từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
  • Tình trạng kiệt sức khi tập luyện/thi đấu các môn thể thao sức bền sẽ mang đến các ảnh hưởng tiêu cực đến hệ trục não bộ, tuyến yên và buồng trứng.
Endurance Fatigue: Perception Is Everything – PodiumRunner
Kiệt sức khi tập luyện có thể mang đến những ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe sinh sản
  • Khi cơ thể mất cân bằng năng lượng (do không chú ý tới giai đoạn hồi phục), cơ thể có thể bị mất cân bằng oxy hóa và làm tổn thương các tế bào, đặc biệt là các tế bào mang chức năng sinh sản.
  • Đội nắng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tinh hoàn. Tập luyện và thi đấu trong môi trường nắng nóng cùng cực kéo dài sẽ khiến nhiệt độ trong cơ thể tăng lên, dẫn tới tăng nhiệt đột ở các cơ quan sinh dục. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới số lượng, khả năng di chuyển cũng như các bộ mã gen của tinh trùng. Đây cũng chính là lí do vì sao tinh hoàn có vị trí tách biệt so với cơ thể vì quá trình sản sinh tinh trùng cần nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể.

Thể thao và sức khoẻ sinh sản ở phái nữ

Có một số nguyên nhân khiến thể thao ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản của phái nữ.

Trong một nghiên cứu tiến hành năm 2012 bởi ĐH Boston University School of Public Health, các nhà khoa học cho rằng hoạt động thể chất nhiều và thường xuyên có thể làm cản trở hoạt động bình thường của âm đạo (cụ thể hơn là bộ phận corpus luteum). Mà bộ phận này lại là nơi sản sinh ra hooc môn progesterone cần thiết cho quá trình mang thai.

Ngoài ra, một nghiên cứu nữa trên các nữ VĐV thể thao đường trường cũng cho thấy lượng androgens và corticosteroids cao hơn người bình thường. Cả hai chất này đều ảnh hưởng tới quá trình thụ thai.

Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, việc hiếm muộn có thể do rất nhiều nguyên nhân. Ở phái nữ, tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu chứ không phải là việc tập luyện và vận động. Trong một nghiên cứu tiến hành bởi ĐH University of Science and Technology (Thuỵ Điển) trên các nữ VĐV. Mặc dù có 11% số VĐV tập luyện hàng ngày nói tới trở ngại trong việc mang thai, nhưng cũng có tới 24% các VĐV tâp cường độ nặng cho biết không gặp vấn đề gì.

Trước khi quy kết nguyên nhân của việc hiếm muộn là do thể thao, chúng ta cần nhớ rằng khoảng 10% nữ giới gặp vấn đề về sinh sản ở một mức độ nhất định. Và có khoảng 1 trên 7 cặp vợ chồng hiện nay gặp vấn đề hiếm muộn. Có một thực tế là phụ nữ gặp nhiều khó khăn trong sinh sản ở tuổi 35 trở lên, và tình trạng này ngày càng nghiêm trọng khi tuổi tác tăng lên. Vì vậy, việc quyết định có con sớm cũng giải quyết được nhiều vấn đề. Ngoài ra, về phía nam giới, cần lưu ý là nam khoa hiện nay đã có những bước tiến rất đáng kể và tỷ lệ chữa trị thành công bệnh hiếm muộn rất cao. Đôi khi, vấn đề ở chỗ nam giới ngại tìm tới bác sĩ sản khoa chứ không phải do họ vận động quá nhiều.

BÌNH LUẬN

Hãy nhập bình luận của bạn
Điền tên của bạn